Nâng cao ý thức của người dân trong ‘Tháng hành động vì an toàn vệ sinh thực phẩm’’ năm 2022
Nhận thức được tầm quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe của con người và tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, những năm
qua cấp uỷ chính quyền huyện Mường Khương luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, huy
động cả hệ thống chính trị tham gia công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP).
Đặc biệt, trong tháng hành động vì ATVSTP năm 2022 huyện Mường Khương với nhiều
hoạt động như tuyên truyền, thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến kinh
doanh thực phẩm tại các xã trên địa bàn huyện. Qua đó, giúp người dân nâng cao
ý thức chấp hành chính sách, pháp luật về ATVSTP và nhận thức của người tiêu
dùng trong công tác đảm bảo ATVSTP.
Đoàn kiểm tra liên ngành Tháng hành động vì an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2022, kiểm tra cơ sở kinh doanh tại Thị trấn Mường Khương
Hiện nay, trên địa
bàn huyện Mường Khương có 385 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm,
cơ sở dịch vụ ăn uống và bếp ăn tập thể; (trong đó lĩnh vực ngành y tế quản
lý: 174 cơ sở. Lĩnh vực ngành Nông nghiệp quản lý: 20 cơ sở. Lĩnh vực ngành
Công thương quản lý:191 cơ sở).
Những năm qua, Huyện Mường Khương đã ban hành nhiều văn
bản chỉ đạo về công tác đảm bảo ATTP, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm; phòng chống
ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể; cảnh báo sử dụng chất cấm trong chăn
nuôi, trong chế biến bảo quản thực phẩm… Trong năm 2021 và quý 1 của năm 2022,
huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ATVSTP đến người dân, số tin bài phát trên truyền hình
huyện: 25 tin bài, 20 phóng sự, 11 bài truyền thông, 6 lượt tuyên truyền lưu động.
506 lượt phát trên hệ thống loa truyền thanh của xã, thị trấn: tuyên truyền trực
tiếp tại cộng đồng: 341 buổi với 9.281 lượt người nghe. Treo 33 băng zôn, tại
các trục đường chính, khu dân cư; phát
tờ rơi về ATTP: 230 tờ. Các cơ soở sản xuất kinh doanh thực phẩm vi phạm, xử lý vi phạm
đều được đưa lên công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. 100 % các xã,
thị trấn triển khai tuyên truyền kiến thức về ATVSTP tại hội nghị tuyên vận với
66 buổi thu hút 2.092 lượt người nghe. 100% các xã, thị trấn trên địa bàn huyện triển khai ký
cam kết đảm bảo ATVSTP khi tổ chức bữa ăn đông người.

Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng của các mặt hàng bánh, kẹo đóng gói sẵn
Đặc biệt, tháng trong tháng hành động vì ATVSTP năm 2022
huyện Mường Khương (diễn ra từ ngày 15/4 đến ngày 15/5/2022) với chủ đề: ‘Tiếp tục nâng cao vai trò,
trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản trong tình
hình mới’’, Trong đó, huyện
đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền kiến thức ATTP, quy định pháp luật của
Nhà nước về VSATTP; đề cao vai trò, trách nhiệm của của người sản xuất, kinh
doanh và tiêu dùng về ATTP. Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm
tra công tác quản lý nhà nước về ATTP tại 8 xã, thị trấn (4 xã khu vực Cao Sơn
và 4 xã khu vực Pha Long).
Đoàn kiểm tra liên ngành ATVSTP huyện làm việc với các xã trên địa bàn huyện
Việc kiểm tra
liên ngành ATVSTP được huyện Mường Khương thực hiện ở 2 cấp huyện và cấp xã. Đối
với cấp huyện tiến hành thanh, kiểm tra điều kiện ATTP của các cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm, thức ăn đường phố trên địa bàn. Đặc biệt, kiểm tra giám
sát việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân thực
hiện việc quảng cáo, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khoẻ trên địa bàn. Đối với
cấp xã kiểm tra việc ATTP tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập
thể, cơ sở cung cấp thực phẩm cho trường học, thức ăn đường phố… Chú trọng tuyên
truyền đến người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng sử dụng sản phẩm có nguồn
gốc xuất xứ rõ ràng, chế biến thực phẩm không sử dụng thực phẩm giả, thực phẩm
kém chất lượng, không an toàn… Đối với những trường hợp vi phạm các quy định về
ATVSTP sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Có thể thấy Tháng hành động vì ATTP huyện Mường Khương năm 2022, nhằm tạo nên đợt chiến dịch
truyền thông tuân thủ các quy định về ATTP trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh, quảng cáo thực phẩm, giảm thiểu các hành vi vi phạm về quảng cáo thực phẩm; đồng thời gắn trách nhiệm của các cấp
chính quyền địa phương và người tiêu dùng; nâng cao sự phối hợp giữa chính quyền
địa phương, các cơ quan chức năng, các đoàn thể trong công tác ATTP và ý thức
trách nhiệm với cộng đồng của các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như sự giám
sát của người tiêu dùng.